Nên chú trọng ngày sinh nhật hay nhớ đến ngày giỗ

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng gọi là “trước cúng sau ăn”, có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai vì ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ “góp giỗ”, với ý nghĩa trên- “Uống nước nhớ nguồn”- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hãnh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ, một thứ đút lót trá hình.

20130912_131434
Ngày giỗ là dịp con cháu đoàn tụ cùng nhớ về người đã mất

Chính vì thể theo phong tục đó mà nhà nước ta đã giữ gìn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc… Cho nên, giữ gìn tục lệ đó theo ý nghĩa trong sáng của nó không có gì phải bàn.

Thế còn ngày sinh (ngày sinh nhật)?

RAU_9508
ngày nay tổ chức mừng sinh nhật được chú trọng nhiều hơn

Phương tây có tập quán mừng ngày sinh là chính. Tôn giáo Đông Tây cũng coi trọng ngày sinh, Phật giáo có ngày “Bụt sinh Bụt đẻ” (Phật Đản 8-4 Âm Lịch), Ki tô giáo có ngày Chúa giáng sinh (Nô- en 25-12 Dương lịch). Do giao lưu văn hóa, giao tiếp quốc tế, nhà nước ta đã tiếp nhận tập quán quốc tế đó nên đã tổ chức trọng thể ngày sinh Bác Hồ, mừng thọ các nhà lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước.

Thiết nghĩ rằng các gia đình chúng ta nên tổ chức mừng sinh nhật cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt lưu ý đến ông bà già là những người đang cảm thấy cô đơn. Hiện ngay rất nhiều gia đình đã tổ chức sinh nhật cho con cái, thường là hai đứa, nếu thêm hai vợ chồng nữa, một năm bốn lần tổ chức sinh nhật, dư dả thì có tiệc, trang trí tổ chức sinh nhật thêm màu sắc và đáng nhớ, thiếu thốn thì bữa cơm thịnh soạn hơn thường ngày, quà tặng giản đơn. Cũng cần thêm một lý do nữa khiến ta coi trọng ngày sinh là bản thân người đó được hưởng khi còn sống, dù là một món ăn tươi còn hơn mâm cao cỗ đầy cúng vái khi sang thế giới bên kia, ở chỗ này có thể nhắc đến một lời chê bai của người xưa:

il_fullxfull.754389102_r0tq
văn hóa phương tây xưa nay vẫn luôn chú trọng ngày sinh nhật

Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi
(Đặng Văn Phủng – Trích “Hà nội mới chủ nhật “, số 119)

(Nguồn: trích từ www.informatik.uni-leipzig.de)

 

 

1 Comments

Bình luận về bài viết này